Làm thế nào để giúp website tránh khỏi thuật toán Google sandbox?

Google Sandbox là một thuật ngữ được nhắc đến khá nhiều trong SEO. Vậy thực chất Google Sandbox là gì? Làm thế nào để giúp website tránh khỏi thuật toán Google sandbox? một cách hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây.

Google Sandbox là gì?

Sandbox trong tiếng Anh có nghĩa là hộp cát, Google Sandbox được hiểu là một bộ lọc, hay một “hộp cát” do Google tạo ra nhằm kiểm soát, quản chế, ngăn chặn việc các website mới có được thứ hạng cao trong kết quả của công cụ tìm kiếm Google.

Có thể coi đây là khoảng thời gian “thử việc” mà Google tạo ra cho website của bạn; ngay cả khi bạn đã làm đúng hết theo chính sách của Google thì trang web của bạn vẫn không thể có được thứ hạng cao nếu Sandbox chưa đi qua. Thời gian “thử việc” này thường kéo dài khoảng 2 tháng hoặc có thể lâu hơn.

Thuật toán Google Sandbox ra đời nhằm mục đích gì?

Google Sandbox ra đời nhằm hai mục đích chính sau đây:

Đem đến người dùng kết quả tìm kiếm tốt nhất

Mang đến cho người dùng những trải nghiệm và kết quả tìm kiếm tối ưu nhất là mục tiêu mà Google luôn hướng đến. Cũng chính vì lý do này mà thuật toán Sandbox của Google xuất hiện; nhằm ngăn chặn các website kém chất lượng có thứ hạng cao thông qua các thủ thuật spam; hoặc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) quá đà.

Phạt hoặc loại bỏ các website kém chất lượng

Tốc độ index của Google so với các công cụ tìm kiếm như Bing, hay Yahoo là vượt trội hơn cả. Đây vừa là ưu điểm nhưng cũng là nhược điểm của Google.

Việc index nhanh giúp các website có nội dung tốt, chất lượng được xếp hạng cao. Từ đó, người dùng có thể dễ dàng tiếp cận với những thông tin chính xác, hữu ích. Nhưng cũng chính việc index nhanh này, đã vô tình tạo cơ hội có các SEOer mũ đen; tạo ra các liên kết spam để website của họ nhanh chóng có được thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm. Lúc này, với sự xuất hiện của hiệu ứng Sandbox; thì các website sử dụng hình thức SEO mũ đen sẽ bị quản chế.

Nhưng nếu website của bạn bị đối thủ chơi xấu; sử dụng hình thức spam link kém chất lượng thì thật không công bằng. Chính vì vậy mà hình phạt Google Sandbox sẽ không kéo dài vĩnh viễn; mà chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Nhằm giúp Google có thời gian xem xét và đánh giá chất lượng website; để đưa ra quyết định phù hợp hơn.

Lưu ý: nếu website của bạn bị spam, sau một thời gian tình trạng này sẽ được khắc phục; và hiệu ứng Sandbox sẽ đi qua. Nhưng nếu tình trạng spam này vẫn tiếp tục tái diễn; thì Google sẽ phạt trang web của bạn vĩnh viễn.

Apa itu Google Sandbox, Penyebab dan Cara Mengatasinya

Dấu hiệu giúp bạn nhận biết website bị Google Sandbox

Dưới đây là một số dấu hiệu cơ bản giúp bạn nhận biết website của mình có đang bị dính Google Sandbox hay không:

  • Keyword nằm ngoài top 100.
  • Website trượt dốc không phanh một thời gian dài dù bạn đã tối ưu bằng mọi cách.
  • Hoặc mức độ nặng nhất là website của bạn không hề có bất kỳ kết quả nào khi bạn kiểm tra trên Google.

Lúc này, bạn có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm như Yahoo, Bing; Cốc Cốc hay Firefox để kiểm tra thứ hạng từ khóa của website. Nếu từ khóa vẫn xuất hiện trong top 10 hoặc ở trang 2 của các công cụ tìm kiếm nêu trên; nhưng lại hoàn toàn mất tích trên Google. Điều này chứng tỏ khả năng cao website của bạn đã bị dính thuật toán Sandbox của Google.

Vậy nguyên nhân nào khiến cho website bị dính thuật toán Sandbox?

SEO quá đà cho website mới

Website của bạn mới được thiết kế xong, nhưng bạn lại nôn nóng muốn đạt được thứ hạng cao nhất mà bất chấp thực hiện SEO; trỏ nhiều backlink liên kết trong khi nội dung chưa tốt, chưa thân thiện với Google.

Nội dung sao chép, trùng lặp, hoặc giống nhau về đường dẫn URL

Nếu website có chứa nội dung sao chép quá nhiều hay URL giống với các trang web khác; thì ngay lập tức trang web của bạn sẽ bị Google để ý. Tuy nhiên, sự trùng lặp về các sản phẩm, thông tin sản phẩm na ná nhau là điều không thể tránh khỏi. Vậy nên bạn hãy khéo léo trong việc truyền đạt nội dung trên website; để không bị đánh giá là nội dung copy bạn nhé.

Lượng backlink tăng đột ngột trong một thời gian ngắn

Việc một website có nhiều backlink là điều bình thường; tuy nhiên nếu số lượng backlink tăng lên một cách đột ngột chỉ trong thời gian ngắn thì trang web của bạn; cũng sẽ lọt vào tầm ngắm của Google. Đó là chưa kể đến việc backlink có chất lượng kém, chứa nội dung bạo lực hoặc nhạy cảm; hoặc đã bị dính Sandbox trước đó.

Bị đối thủ chơi xấu

Dù doanh nghiệp của bạn kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào, thì việc bị các đối thủ chơi xấu là điều khó tránh khỏi. Do đó, bạn hãy thường xuyên kiểm tra website để kịp thời phát hiện; ngăn chặn các link ẩn mà đối thủ cố tình chèn vào để website của bạn bị dính spam.

Tối ưu SEO Onpage kém

Một số lỗi như chèn từ khóa quá nhiều, các thẻ title, meta description không được chú trọng thì cũng khiến website; vướng phải hình phạt của thuật toán Sandbox.

Hướng dẫn cách giúp website của bạn tránh khỏi thuật toán Google Sandbox

Vừa rồi là những thông tin về khái niệm, dấu hiệu nhận biết; và nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị dính Google Sandbox. Sau khi đã hiểu rõ về thuật toán này, GoACADEMY sẽ đưa ra một số cách; giúp bạn tránh khỏi thuật toán của Google ngay từ khi mới xây dựng xong website. Để bạn không phải quá lo lắng về việc từ khóa bỗng nhiên bị “bốc hơi” và phải mất nhiều thời gian; công sức để tìm cách thoát khỏi hình phạt.

Đầu tư và phát triển các nội dung mới lạ

Không chỉ người dùng mà ngay cả Google cũng rất thích những nội dung mới lạ, độc đáo. Nhất là những nội dung có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh mà bạn đang hoạt động sẽ giúp cho website; được đánh giá cao hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, bạn cũng nên có kế hoạch tối ưu lại nội dung theo định kỳ để tránh bị trùng lặp.

Để tình trạng trên được hạn chế một cách tối đa, thì bạn có thể sử dụng tính năng viết Blogs của GoSELL. Với tính năng này, bạn có thể lưu trữ toàn bộ bài viết có trên website tại một hệ thống duy nhất; và quản lý danh sách các thuộc tính của bài viết (tên bài viết, hình ảnh, tác giả, thời gian chỉnh sửa cuối). Nhờ đó, bạn có thể kịp thời phát hiện những nội dung nào bị trùng lặp, hoặc những nội dung nào cần được cập nhật, chỉnh sửa.

Hơn thế nữa, tính năng còn hỗ trợ bạn tạo/xóa/chỉnh sửa bố cục bài viết và cho phép xem lại trước khi bạn xuất bản lên website. Để thuận tiện cho người dùng tìm kiếm thông tin trên website, bạn có thể tạo danh mục bài viết bằng cách phân loại và sắp xếp các bài viết có cùng chủ đề hoặc nội dung tương đồng.

Google Sandbox là gì? Google có đang kìm hãm website mới

Chọn mua các domain có tuổi đời cao

Vì thuật toán Sandbox của Google thường nhắm vào các website mới thành lập, có độ uy tín và lượng traffic thấp, ít backlink trỏ về. Để tránh bị Google để ý, bạn có thể chọn mua lại các domain cũ có tuổi đời cao. Tuy nhiên, bạn cũng cần kiểm tra tên miền thật kỹ để đảm bảo các domain này không bị dính các án phạt trước đây và chọn domain có liên quan đến lĩnh vực bạn kinh doanh sẽ tốt hơn cho quá trình SEO.

Gửi mail cho Google nếu website bị đối thủ chơi xấu

Trường hợp nếu website của bạn bị đối thủ chơi xấu, thì bạn có thể gửi mail cho Google để thông báo về sự việc này. Hoặc báo cáo tình hình bạn đã khắc phục website như thế nào để sớm thoát khỏi thuật toán Sandbox của Google.

Nói không với các thủ thuật SEO mũ đen, chú trọng tối ưu nội dung và Onpage

Thay vì sử dụng hình thức SEO mũ đen để đạt được thứ hạng tốt trên Google một cách nhất thời, thì bạn nên hướng đến mục tiêu tối ưu SEO website lâu dài, để có thể duy trì phong độ của mình trên công cụ tìm kiếm.

Trong đó, công cụ SEO của GoSELL là một trong những công cụ có thể giúp website của bạn đạt được thứ hạng tốt và hỗ trợ tối ưu website phù hợp với thuật toán của Google. Tính năng sẽ hỗ trợ cài đặt từ khóa SEO trong đường link sản phẩm, bộ sưu tập sản phẩm/dịch vụ, bài blog,… nhằm tăng khả năng hiển thị trên công cụ tìm kiếm.

Đồng thời, hỗ trợ giới hạn số từ phù hợp cho thẻ title, meta description, điều chỉnh URL,… sao cho chuẩn SEO nhất. Đặc biệt, tính năng còn gửi thông báo đến bạn nếu phát hiện có URL bị trùng lặp. Kết hợp sử dụng các công cụ Google Analytics, Google Tag Manager, Facebook Pixel giúp theo dõi và đo lường hiệu quả hoạt động SEO dễ dàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.