Content Marketing là làm gì?
Content Marketing thường được xây dựng và phân chia những nội dung thích hợp đến các nền tảng như:
- Blog
- Bản tin mới
- Bài đăng trên mạng xã hội
- Thư điện tử
- Video
Và những trang khác tương thích với nhu cầu của khách hàng hiện tại và người mua hàng tiềm năng. Nếu được phát triển theo đúng hướng, các nội dung này giúp xây dựng nên độ uy tín; tăng nhận dạng thương hiệu và giúp người tiêu dùng nhớ đến doanh nghiệp của bạn đầu tiên ngay khi có nhu cầu mua hàng.
Một chiến dịch Content Marketing thành công là 1 chiến dịch tạo được sự kết nối giữa thương hiệu với khách hàng vì đơn giản nội dung đó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và đưa ra được những giải pháp tối ưu nhất.
Vai trò của Content Marketing quan trọng đến như thế nào?
Một chiến lược tiếp thị cho sản phẩm của bạn có thể củng cố niềm tin giữa doanh nghiệp và khách hàng bằng đa dạng cách tiếp cận nội dung khác nhau. Đây là một dạng inbound marketing hiệu quả dùng để thu hút đối tượng có nhu cầu mua hàng và xây dựng sự tin tưởng, giúp giữ chân khách hàng. Mang lợi thế cạnh tranh cao, Content Marketing đã đem về những con số biết nói như sau:
- Doanh nghiệp có blog hướng đến khách hàng sẽ thu hút người mua hàng tiềm năng nhiều hơn 67% so với những đối thủ khác.
- 72% các doanh nghiệp B2B với hình thức kinh doanh trực tiếp giữa hai công ty cho rằng Content Marketing giúp tăng độ tương tác và lượt khách hàng có nhu cầu cho sản phẩm của họ.
- 88% cá nhân tin rằng các quảng cáo video của nhãn hàng có tính thuyết phục cao hơn để khách hàng đồng ý đặt hàng sản phẩm.
Lợi ích khi định hướng Content Marketing đúng
Doanh nghiệp thu được nhiều lợi ích nếu nội dung tiếp thị sản phẩm được chăm sóc cẩn thận. Những lợi ích Content Marketing có thể đem lại bao gồm:
Tăng lượt truy cập trực tuyến
Chiến lược nội dung của bạn có thể khiến khách hàng tiềm năng chú ý đến, từ đó kéo lượng truy cập trang web lên. Content Marketing chủ yếu hướng đến những khách hàng có nhu cầu cấp bách trong việc tìm kiếm giải pháp cho vấn đề của họ. Doanh nghiệp nên cung cấp những nội dung có giá trị, mang đến kiến thức cho độc giả trong trường hợp này.
Thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn
Tiếp nối từ cách trên, khi bạn đã cho đi những thông tin hữu ích, lượng truy cập trang web của bạn có thể lên đến con số bất ngờ. Sau khi giải quyết được vấn đề của khách hàng, bạn đã xây dựng được liên kết giữa bạn và các cá nhân khác, giúp họ dễ dàng quyết định hơn trong lần mua sau. Sự tận tâm này sẽ thu hút nhiều khách hàng mới đến với sản phẩm của bạn.
Củng cố lòng trung thành của khách hàng
Số lượng khách hàng trung thành tương đương với doanh số bán hàng của bạn. Những người khách thân thiết đã có niềm tin về chất lượng mà công ty của bạn mang lại cả về mặt thông tin lẫn sản phẩm. Đây là yếu tố quan trọng để một cá nhân trở lại mua hàng của bạn.
Nâng cao sự uy tín
Việc cập nhật các chủ đề Content Marketing mới nhất sẽ thúc đẩy người dùng; nhớ về thương hiệu với một cách nhìn tích cực hơn. Từ đó cũng gia tăng được việc định hình và tạo dựng thương hiệu đối với khách hàng.
Content Marketing hoạt động như thế nào?
Tiếp thị nội dung là yếu tố thúc đẩy những cá nhân có ý định mua hàng của bạn có thể ra quyết định; và “chốt đơn” nhanh hơn. Để đạt được kết quả như vậy, doanh nghiệp cần lên kế hoạch từng bước từ lúc nâng cao nhận diện; đến khách hàng chưa biết đến thương hiệu cho đến khi họ chủ động mua hàng.
Dưới đây sẽ hướng dẫn cách để các công ty có thể bắt đầu xây dựng nội dung tiếp thị của mình.
Giai đoạn nhận biết
Trong giai đoạn đầu tiên này, doanh nghiệp nên dành hết sự chú ý; để tìm kiếm nội dung phù hợp với tệp khách hàng của mình. Hãy chỉ ra những điểm yếu, những thách thức; những câu hỏi mà khách hàng chưa có cách giải quyết.
Từ đó, doanh nghiệp có thể nêu ra những lời khuyên hữu ích; những kiến thức cần thiết như những người bạn thân thiết với nhau. Hãy khoan giới thiệu sản phẩm lúc này và để dành nó cho những giai đoạn sau.
Nội dung có ích nên được truyền tải thông qua các bài đăng trên mạng xã hội, bài đăng trên blog, sách điện tử, video, bản tin,…
Ví dụ: Các nhà hàng sẽ viết những bài blog về cách nấu một món ăn; các món ngon nên thưởng thức khi đi du lịch,… Những chủ đề này xoay quanh đời sống cá nhân của độc giả.
Giai đoạn xem xét
Đây là giai đoạn các doanh nghiệp nên đề cập đến sản phẩm của mình; kết hợp chúng với những kiến thức bạn đã cung cấp. Chi tiết này sẽ giới thiệu chức năng sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu đến cho người đọc.
Các nội dung này truyền tải thông điệp tốt nhất khi được viết dưới hình thức case study; ( nghiên cứu điển hình trong một lĩnh vực nào đó), bài viết hướng dẫn, video hướng dẫn hoặc trang tính.
Ví dụ: Doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ lữ hành sẽ cho ra những bài đọc về nơi du lịch đẹp mùa đông có bao gồm những lưu ý. Họ có thể đề cập đến dịch vụ du lịch của mình và bổ sung những điều khoản bảo đảm cho chuyến đi.
Giai đoạn “chốt đơn”
Ở giai đoạn này, khách hàng đã đến rất gần với quyết định mua hàng. Do đó tại thời điểm này, doanh nghiệp nên tăng độ phủ sóng của sản phẩm; và nhấn mạnh sự khác biệt của sản phẩm mà bạn mang lại.
Tự đặt ra những câu hỏi như một người mua hàng của mình: Tại sao tôi lại phải chọn sản phẩm của bạn chứ không phải công ty khác? Có điểm gì khác biệt ở sản phẩm này? Câu trả lời của bạn sẽ là cách để bạn khẳng định chuyên môn,; kiến thức và lợi ích bạn mang lại cho khách hàng.
Nội dung nên được tạo ra dưới dạng: cách sử dụng; trải nghiệm của khách hàng, video sản phẩm, báo cáo nghiên cứu về sản phẩm.
Ví dụ: Người mua hàng trực tuyến sẽ tự tin về quyết định mua hàng hơn khi đọc được nhiều đánh giá tốt về sản phẩm.