SEO là gì? Lộ trình phát triển sự nghiệp trong ngành này ra sao?

Cùng với sự phát triển của marketing online thì nghề SEO là một nghề đang “hot” ở Việt Nam vài năm trở lại đây và có mức thu nhập cao. Vậy bạn có biết SEO là gì? Công việc của một nhân viên SEO làm gì? Lộ trình phát triển sự nghiệp trong ngành này ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Seo là gì?

Khi bạn bước chân vào lĩnh vực làm web hoặc Marketing Online, ít nhiều gì thì bạn đã nghe tới các thuật ngữ về SEO và nhiều người còn khuyên bạn phải làm SEO cho website thì mới có khả năng cạnh tranh, tăng tỉ lệ chuyển đổi. Vậy rốt cuộc SEO là gì? Và làm thế nào để bạn có thể đạt được thành công trong SEO?

SEO là viết tắt của “Search Engine Optimization” là một tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website trong các trang kết quả tìm kiếm (phổ biến như Google, Bing, Yahoo). Các phương pháp chính gồm việc tối ưu hóa Onpage và Offpage.

Seo làm gì?

Nếu nói đến nghề SEO phải làm những gì? Thì có thể kể sơ bộ là gồm 2 phần. Đó chính là Seo Onpage và Seo Offpage.

  • Seo onpage là những thứ bạn làm được trên trang web cần seo của bạn. Những thứ tối ưu nội dung, tối độ load, giao diện, các thẻ html…
  • Seo offpage là những thứ bạn làm ở ngoài trên bạn như đi link để dẫn về website của bạn, đi social,…. Về Seo onpage và Seo offpage khi nào dư dả thời gian nhiều mình sẽ viết bài chi tiết hơn để nói về nó. Bởi vì mỗi phần bên trong sẽ có rất nhiều vấn đề cũng như khái niệm cần biết tới. Cưỡi ngựa xem hoa thì nhanh, mà hiểu để vận dụng thì cần biết sâu và kỹ.

Đối với một nhân viên Seo (Seoer) thì công việc hằng ngày thì thường là viết bài đi forum (diễn đàn) để đặt link, rồi mạng xã hội (google plus, pinterest, twitter, facebook,…). Ngoài ra có khi còn phải tạo ra các bài viết trên forum trên các forum hàng đầu hiện nay để quảng cáo sản phẩm của họ.

Hình thức này gọi là forum seeding, ngoài ra công việc của Seoer thì tất nhiên không thể bỏ qua yếu tố phải ngồi phân tích lựa chọn từ khóa để viết bài nếu như công ty đó không có người thực hiện công việc này.

Còn nếu như công ty đó có nhân viên viết bài hay còn gọi Content hay Copywriter thì họ sẽ viết bài dựa theo từ khóa và tiêu đề của người này đã phân tích qua.

Trách nhiệm chính của Seoer thì phải đẩy website cụ thể là các bài viết trên đó lên vị trí cao trên các công cụ tìm kiếm rồi, mà cụ thể ở Việt Nam chúng ta thì là Google. Bởi do google gần như thói quen tìm kiếm hàng đầu của người Việt hiện nay.

Know Your SEO - The Google Algorithm: Are You Ready? | Bounteous

Mô tả công việc SEO

Trách nhiệm công việc

Là người quản lý các hoạt động SEO như xây dựng chiến lược nội dung, chiến lược từ khóa và link building để tăng thứ hạng công ty trên các trang tìm kiếm chính.

Nội dung công việc

  • Nghiên cứu, phân tích sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, phân tích khách hàng và đối thủ để xây dựng chiến lược SEO
  • Phối hợp với bộ phận Kỹ thuật để xây dựng website hỗ trợ chuẩn SEO (hoặc đưa ra các đề xuất thay đổi nhằm cải thiện SEO cho website)
  • Lập kế hoạch và triển khai seo website theo từng giai đoạn
  • Nghiên cứu và xây dựng bộ từ khóa cho SEO
  • Biên tập tối ưu hóa bài viết trên website
  • Xây dựng và triển khai chiến lược Backlink
  • Xây dựng website vệ tinh
  • Quản lý chi phí của chiến dịch dựa vào ngân sách và dự tính chi phí hàng tháng
  • Liên tục theo dõi, phân tích và tối ưu hiệu quả SEO
  • Báo cáo hiệu quả SEO trực tiếp cho trưởng phòng Marketing hoặc trưởng phòng Digital Marketing
  • Nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển các phương thức SEO an toàn, hợp lý

KPI công việc

  • Lưu lượng truy cập tự nhiên (Organic traffic)
  • Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion rate)
  • Engagement metrics (Time on site, bounce rate, pages per visit)
  • Click-through rate
  • Keywords ranked by Google
  • Pages ranked by Google
  • Backlinks và referring domains
  • Domain Authority / Page AuthorityHow Does Google Rank Search Results? | Rockstar Marketing

ASK – Đánh giá năng lực nhân sự SEO 

Thái độ / Tính cách

  • Tự học, tự trau dồi
  • Cầu tiến học hỏi
  • Chịu khó chăm chỉ
  • Kỹ năng đối mặt với áp lực
  • Tư duy đặt khách hàng làm trung tâm

Kỹ năng

  • Nghiên cứu & Phân tích từ khóa
  • Quản trị hệ thống website
  • Copywriting
  • Google Adwords
  • Photoshop
  • Google Analytics
  • Google Webmaster Tools
  • Quản lý dự án SEO
  • Kỹ năng phân tích, xử lý tình huống và ra quyết định
  • Năng lực giải trình
  • Kỹ năng đàm phán, thuyết phục
  • Làm việc độc lập và đội nhóm

Kiến thức chuyên môn

  • Kiến thức SEO tốt
  • Hiểu về chuyên môn nghiệp vụ
  • Hiểu biết về lĩnh vực sản phẩm
  • Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành CNTT, TMĐT, tin học ứng dụng
  • Kiến thức về HTML và CSS, Javascript, PHP là một lợi thế

Tiêu chí đánh giá năng lực nhân sự SEO

Đánh giá chất lượng chuyên môn công việc

Mục tiêu trách nhiệm:

Là triển khai các hoạt động seo website, gia tăng lượng traffic tìm kiếm tự nhiên từ Google.

Chi tiết công việc:

  • Xây dựng định hướng onpage, offpage, traffic, backlink và content
  • Tối ưu hóa hệ thống kỹ thuật, nghiên cứu, đánh giá thị trường để tăng Traffic
  • Báo cáo hiệu quả hoạt động SEO

Kỹ năng chuyên môn:

  • Phân tích thị trường
  • Tinh tế, trách nhiệm, cẩn thận, ham học hỏi, chăm chỉ.
  • Thành thạo các công cụ SEO: Webmaster Tools, Google Analytics, Ahref,
  • Keyword Planner, keywordtool.io
  • Quản trị hệ thống website/forum

Kết quả đạt được:

  • Lưu lượng truy cập tự nhiên (Organic traffic)
  • Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion rate)
  • Engagement metrics (Time on site, bounce rate, pages per visit)
  • Click-through rate
  • Keywords ranked by Google
  • Pages ranked by Google
  • Backlinks và referring domains
  • Domain Authority / Page Authority

Thời gian thực hiện: 

Chấm điểm dựa trên kế hoạch và thực tế triển khai.

Kết quả thực hiện:

Là những gì nhân sự làm được so với mục tiêu ban đầu xây dựng kế hoạch.

Đánh giá chất lượng nhân sự về thái độ/ tính cách con người phù hợp

Làm việc nhóm: Kỹ năng làm việc trong việc phối hợp công việc

Giao tiếp: Kỹ năng linh hoạt trong giao tiếp với mọi người

Quan hệ đồng nghiệp: Tinh thần, tương tác trong công việc với phòng ban

Quan hệ khách hàng: Bộ phận hay tương tác giao tiếp với khách hàng

Tuân thủ nội quy làm việc: Người phù hợp với văn hóa công ty đưa ra

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.