Doanh nghiệp muốn đạt được thành công trong các kế hoạch tiếp thị, giới thiệu, quảng bá sản phẩm dịch vụ đến khách hàng thì cần xây dựng cho mình một chiến lược quảng cáo chi tiết và hấp dẫn. Trong đó, chiến lược Marketing Mix được nhiều doanh nghiệp áp dụng vào các kế hoạch quảng cáo sản phẩm hay thương hiệu. Trong bài viết này, Ducviet.net sẽ giới thiệu chi tiết về chiến lược Marketing Mix cần thiết trong kinh doanh. Bạn hãy cùng chúng tôi tham khảo ngay nhé!
Marketing Mix là gì? Chiến lược Marketing Mix là gì?
Marketing Mix hay còn gọi là Marketing hỗn hợp, tập hợp các công cụ tiếp thị; và quảng cáo hữu ích nên được nhiều Marketer áp dụng. Chiến lược này bao gồm nhiều lĩnh vực quan trọng ở các kế hoạch quảng cáo; toàn diện giúp doanh nghiệp xây dựng và triển khai hiệu quả hoạt động Marketing của mình. Đây là phương thức tiếp thị lấy người tiêu dùng làm trung tâm kết hợ;p trọng tâm của khách hàng vào cách tiếp cận của họ.
Trong đó, mô hình Marketing Mix cơ bản nhất là Marketing Mix 4P và; Marketing Mix 7P. Tuy nhiên, những mô hình này đã được phát triển và mở rộng hơn để đáp ứng tốt nhu cầu thị trường là chiến lược 7P; 12P hay kết hợp giữa 4P và 4C. Chiến lược Marketing Mix thường liên quan đến các thành phần hay yếu tố trong các chiến lược; tiếp cận khách hàng, quảng bá sản phẩm hay thương hiệu.
Lịch sử hình thành Marketing Mix
Vào năm 1949, Marketing Mix được giới thiệu bởi chuyên gia lĩnh vực Marketing của Đại học Harvard là ông Neil Borden; trong quyển tạp chí “The concept of Marketing Mix”. Mãi đến năm 1960, chiến lược Marketing Mix; được chuyên gia Marketing của Đại học Michigan State là E. Jerome McCarthy đề xuất mô hình Marketing 4P bao gồm; (Product, Price, Place, Promotion) là một trong những mô hình phổ biến được nhiều marketer sử dụng.
Năm 1981, hai chuyên gia Marketing là Bernard Booms và Mary Bitner dựa vào mô hình 4P; để xây dựng chiến lược Marketing phát triển hơn là mô hình Marketing 7P; được bổ sung thêm 3 yếu tố là (People, Process, Physical Evidence).
Vai trò và ý nghĩa của Marketing Mix
Marketing Mix giữ vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với từng đối tượng như sau:
- Đối với doanh nghiệp: Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều liên quan mật thiết đến các hoạt động Marketing; như lên ý tưởng kinh doanh, quảng bá thương hiệu hay sản phẩm ra thị trường. Khi áp dụng chiến lược Marketing Mix sẽ giúp doanh nghiệp phân chia rõ ràng; cụ thể từng hoạt động về giá cả, sản phẩm, kênh phân phối và cách đẩy mạnh kinh doanh đưa sản phẩm; đến gần khách hàng. Đồng thời, chiến lược này giúp doanh nghiệp có vị thế vững chắc trên thị trường; và trong lòng khách hàng, từ đó tối ưu doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Đối với người tiêu dùng: Doanh nghiệp có thể thu thập ý kiến thực tế, nghiên cứu nhu cầu; và mong muốn của khách hàng thông qua Marketing Mix. Nhờ vậy, chiến lược này mang lại lợi ích; sự hài lòng đối với người tiêu dùng và tạo cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
- Đối với xã hội: Một số doanh nghiệp lớn khi áp dụng chiến lược Marketing Mix; đi kèm lan tỏa các thông điệp như bảo vệ môi trường, quyền bình đẳng giới hay đoàn kết dân tộc giúp xã hội văn minh; phát triển hơn. Đồng thời, Marketing mạnh mẽ còn giúp mang thương hiệu trong nước ra thị trường quốc tế; tạo cơ hội xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.
Các chiến lược Marketing Mix phổ biến
Chiến lược Marketing Mix 4P
Chiến lược Marketing Mix 4P bao gồm các thành phần cơ bản sau đây:
- Product (sản phẩm): Có thể là một mặt hàng hoặc dịch vụ được thiết kế; sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Doanh nghiệp hãy nghiên cứu khách hàng, người tiêu dùng, thị trường, khách hàng một cách kỹ lưỡng để tạo ra sản phẩm ;phải độc đáo, khác biệt với sản phẩm của đối thủ trên thị trường.
- Price (giá cả): Định giá chủ yếu dựa trên chất lượng hoặc giá trị sản phẩm/dịch vụ; mang đến cho người dùng. Giá còn bao gồm chi phí nghiên cứu, phát triển, sản xuất, tiếp thị và phân phối. Đồng thời, bạn hãy nghiên cứu mức giá; mà khách hàng mục tiêu sẵn sàng trả đối với sản phẩm để đưa ra chiến lược định giá phù hợp nhất.
- Place (phân phối): Để tiếp cận người dùng hiệu quả thì marketer cần quan tâm đến các kênh phân phối. Doanh nghiệp hãy cần cân nhắc nên đặt sản phẩm tại các cửa hàng trực tuyến hay ngoại tuyến; hoặc kết hợp cả hai kênh bán hàng này sao cho thuận tiện trong việc vận chuyển hàng hóa; từ nơi sản xuất đến các nhà bán sỉ, nhà bán buôn, nhà bán lẻ trong kênh phân phối.
- Promotion (xúc tiến thương mại): Bao gồm 5 hình thức cụ thể là quảng cáo; khuyến mãi, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân, marketing trực tiếp. Thông qua hình thức này, doanh nghiệp tập trung đưa hình ảnh sản phẩm; và thương hiệu doanh nghiệp đến khách hàng qua các phương tiện truyền thông, các kênh bán hàng.
Chiến lược Marketing Mix 7P
Đây là chiến lược bao gồm 4 thành phần cơ bản trên và 3 thành phần sau đây:
- People (con người): Bao gồm nhân viên, đại diện thương hiệu của công ty; người trực tiếp tiếp xúc và trao đổi làm việc với khách hàng đại chúng. Họ cần được doanh nghiệp đào tạo, huấn luyện kỹ càng, linh hoạt, ứng xử tốt mọi tình huống đồng thời khen thưởng nhân viên để nâng cao chất lượng làm việc.
- Process (quy trình): Doanh nghiệp hãy xây dựng hệ thống dịch vụ theo một quy trình cụ thể; logic để giúp tình hình kinh doanh được nâng cao và tiết kiệm chi phí.
- Physical Evidence (cơ sở vật chất): Bao gồm thiết bị, máy móc, nội thất; cách trang trí của khu vực dịch vụ. Tất cả chúng sẽ ảnh hưởng đến sự hài lòng và yêu thích của khách hàng.