Bounce rate phản ánh trực tiếp về chất lượng website; sự trải nghiệm của khách hàng trên trang. Một website được đánh giá là có uy tín hay không phụ thuộc rất nhiều vào chỉ số Bounce Rate.
Tỷ lệ thoát của website sẽ hiển thị ở tab tổng quan người dùng (Audience Overview) trong Google Analytics. Và có thể nhìn thấy tỷ lệ thoát riêng lẻ cho từng kênh/trang ở cột hành vi của người dùng trong Google Analytics. Cùng Ducviet.net tìm hiểu một số nguyên nhân Bounce rate cao.
Tốc độ tải trang chậm
Tốc độ tải trang chậm làm người dùng chán nản và nhanh chóng rời khỏi. Điều này đồng nghĩa, website chưa mang lại sự trải nghiệm tốt cho khách hàng.
Việc khắc phục tốc độ là cuộc hành trình suốt đời cho hầu hết các SEO và quản trị website. Để xem xét và cải thiện tốc độ tải trang, bạn có thể sử dụng các công cụ như Google PageSpeed Insights, Pingdom và GTMetrix. Công cụ này cung cấp các đề xuất cụ thể cho từng website như nén hình ảnh, tận dụng bộ nhớ cache trình duyệt…
Nội dung
Việc tiếp thị nội dung ngay từ trên website sẽ là một điều tuyệt vời. Nội dung có chất lượng thông tin tốt; hấp dẫn sẽ lôi kéo người dùng ở lại trang lâu hơn hoặc ngược lại. Nội dung thực sự cần mang tính CTA (Call-to-action) để điều hướng người dùng tiếp cận nhiều thông tin khác trên trang.
Nếu khách dành nhiều thời gian trên trang thì sẽ rất tích cực khi Google đánh giá mức độ chất lượng website.
Tiêu đề và mô tả meta
Việc đặt tiêu đề và mô tả meta phải thực sự chính xác và gợi tò mò, giải quyết được nhu cầu tìm kiếm từ người dùng. Điều này sẽ giúp khách hàng tin tưởng và thích thú với trang của bạn ngay lần đầu tiếp cận.
Trang trống và lỗi kỹ thuật
Nếu bạn nhìn thấy mọi người đang dành rất ít thời gian cho website thì có thể trang đang trống; lỗi 404 hoặc tải không đúng cách.
Và hãy xem lại website của mình có hiển thị tốt trên mọi trình duyệt hay không nhất thiết phải tránh ngay tình trạng Not Respongding… Có thể kiểm tra trong Search Console > Crawl > Crawl Errors để tìm ra vấn đề mà Google báo cáo.
Backlink xấu từ website khác
Backlink xấu thường do các đối thủ tạo ra từ những trang không liên quan hoặc không lành mạnh… sử dụng Anchor text nhạy cảm… Điều này sẽ ngay lập tức bị google đánh dấu đen cho website của bạn; và người dùng cũng chán ngán khi tiếp nhận thông tin không phù hợp nhu cầu.
UX không thân thiện
UX được viết tắt của User Experience, đây là sự trải nghiệm của người dùng khi tiếp cận một hệ thống nào đó như trang web, phần mềm… UX có thể vừa sở hữu tính thẩm mỹ vừa đáp ứng nhu cầu người dùng thì tuyệt vời. Với một UX như thế thì chắc chắn khách hàng sẽ yêu mến và thích thú để tiếp tục ở lại trên trang.
Để có một UX tối ưu, website còn cần truyền tải thông điệp về dịch vụ/sản phẩm;… rõ ràng và ấn tượng. Cùng với đó là xây dựng tính điều hướng và khả dụng tốt.
Website có tỷ lệ thoát – Bounce rate càng cao thì bị các công cụ tìm kiếm đánh giá chất lượng thấp. Chính vì thế, cần tìm hiểu lý do để cải thiện chỉ số tỷ lệ thoát. Với một số nguyên nhân chính như trên; hy vọng sẽ giúp bạn dần cải thiện được chất lượng trang, giữ chân và thu hút thêm nhiều người dùng