Site icon Đức Việt Digital Marketing

Via facebook có những loại nào?

Via facebook có những loại nào?

Via facebook có những loại nào?

VIA Facebook là gì?

VIA Facebook là gì? VIA là viết tắt của từ Verify Information Account. Tài khoản VIA & tài khoản clone đều là 1 loại tài khoản Facebook. Bạn hay sử dụng chính cho công việc bán hàng và kinh doanh hoặc đăng ký gì đó. Mục đích cuối cùng là để kiếm tiền.

Via facebook có những loại nào?

Việc nhận biết, phân loại Via sẽ giúp ta có cái nhìn tổng quát về giá trị của nick Via, độ ổn định của việc lên Ads. Đây là một trong những điều quan trọng bậc nhất mà mỗi nhà quảng cáo Facebook nên biết và hiểu rõ. Có khá nhiều loại VIA Facebook khác nhau. Có 4 loại Via chúng ta có thể phân loại như sau:

  1. Phân loại theo quốc gia của Via
  2. Phân loại theo năm tạo của Via
  3. Phân loại theo hình thức thanh toán của Via
  4. Phân loại theo giới hạn thanh toán (ngưỡng thanh toán )
  5. Phân loại theo lỗi vô hiệu hoá tài khoản Via Facebook

Nguồn gốc của VIA Facebook.

Phổ biến nhất có lẽ là do hack được. Có nghĩa là hacker dùng các thủ thuật như trang giả mạo (phishing, biến thể từ fishing). Hay dùng tool scan VIA Facebook. Nếu hack thành công, họ sẽ bán lại cho người có nhu cầu. Tất nhiên là người mua sẽ rất thích loại VIA này vì là người dùng thật nên có độ trust rất cao.

Ngoài ra, một số nơi họ dùng tool đăng ký tài khoản hàng loạt (giống với clone). Sau đó họ dùng tool để tương tác tự động. Sau một thời gian họ sẽ bán lại acc này cho bạn.

Phân biệt Clone Facebook và VIA Facebook?

Ngược lại nick clone (tiếng Anh nghĩa là sao chép) là nick mà bạn tạo ra với mục đích khác. Tài khoản clone thường không dùng tên & avatar thật. Giống như bạn bật chế độ duyệt “ẩn danh” khi lướt web. Ví dụ bạn muốn tạo 1 nick Facebook clone để “thả thính” trong khi giấu người yêu của bạn…Hay bạn tạo nick clone để seeding bán hàng, tăng view khi livestream bán hàng…

Phân biệt các loại via Facebook

VIA tương tác & không tương tác.

Với VIA Facebook được người bán tương tác mỗi ngày, bạn mua về chỉ cần tương tác 2 – 3 ngày là dùng được. VIA không tương tác bạn cần “nuôi” lâu hơn (ít nhất là 2 tuần). Kết hợp các loại VIA này sẽ có nhiều loại hơn nữa. Ví dụ VIA Việt cổ đã change info có tương tác.

Phân loại theo năm tạo của Via

Truy cập link: Link và vào Person Information

Phần Your Account Creation Date chính là phần thể hiện ngày tạo của Via. Via càng cổ độ trust càng cao. Những tài khoản Via cổ dùng để chạy quảng cáo Facebook sẽ tốt hơn là Via mới (Via new) nên giá trị của Via cũng sẽ cao hơn Via bình thường.

Phân loại theo quốc gia của Via

Thường được sử dụng nhiều nhất là Via Phillipine, Via Thái, Via Indo, Via Việt và Via Mỹ (Us)… Trong đó Ví dụ: Via Việt nghĩa là tài khoản Facebook có nguồn gốc từ Việt Nam, đối với các Via nước khác cũng vậy.

Cách kiểm tra nguồn gốc của Via

VIA Việt & VIA ngoại

Nick VIA Việt là tài khoản Facebook có nguồn gốc từ VN. Nếu bạn mới thì nên chọn loại này. Muốn chơi với VIA ngoại bạn cần nhiều kỹ năng hơn.

VIA cổ

Đây là loại tài khoản đã được tạo từ nhiều năm trước, thời gian trên 4 năm. Bạn dùng loại VIA này thì bao trust, vì vậy giá cao hơn các loại mới tạo gần đây.

Ví dụ, trong ảnh Via này được tạo từ tháng 12/2011. Tính đến năm 2021 đã được tạo 10 năm. Tài khoản này cực kỳ trust và uy tìn với Facebook.

VIA change info

Nếu Via chưa đụng chạm (Chage info) gì. Thì phần Currency (Đơn vị tiền tệ) thể hiện Quốc gia của Via. Hay còn gọi đây là Via change info. Tài khoản Via Change info có nghĩa là tài khoản đã bị thay đổi thông tin. Gần như toàn bộ các thông tin của người dùng như tên, email, số điện thoại… đều đã bị thay đổi khiến cho chủ nhân thực sự của tài khoản không thể lấy lại được tài khoản đã hack. Nếu bạn mới nên mua VIA đã change info (đắt hơn). Vì nếu chưa change rất dễ dính checkpoint nếu không cẩn thận

VIA chưa change info

Tài khoản Via chưa change info là những tài khoản Facebook chưa bị thay đổi thông tin sau khi hacker lấy được. Không biết lý do là gì, nhưng có thể là do hacker chưa kịp thay đổi thông tin.

Lúc này toàn bộ thông tin của người dùng vẫn còn được giữ nguyên.Nếu chính chủ phát hiện ra tài khoản bị hack, họ có thể thay đổi thông tin đăng nhập và may mắn vẫn còn khả năng lấy lại tài khoản.

Ngoài ra, có các tài khoản như Via Việt hay via US thì để giúp phân biệt quốc gia của nick đó bạn nhé. Khoảng 90% tài khoản Via Facebook được dùng để Seeding, tạo nhóm, chia sẻ livestream, chạy quảng cáo facebook, v.v…

Phân loại theo hình thức thanh toán của Via

Có 2 loại hình thức thanh toán của via là:

  1. Tài khoản Via trả trước
  2. Tài khoản Via trả sau

Có một số định nghĩa ở đây bạn cần hiểu:

1. Tài khoản Via Trả trước

Tài khoản Via trả trước là tài khoản cần nạp tiền trước thì mới có thể lên quảng cáo (lên camp). Tài khoản Via này nạp tiền đến đâu thì tiêu đến đó. Hết tiền trong số dư tài khoản thì quảng cáo sẽ dừng hoạt động.

Tài khoản Via trả trước của Việt Nam thường được dùng là tài khoản Momo. Tài khoản Momo nạp tiền thông qua quét mã QR trên ứng dụng Momo. Ngoài ra có thể nạp tiền thông qua thẻ thanh toán Visa của ngân hàng.

2. Tài khoản Via trả sau

Tài khoản via trả trước là tài khoản có thể lên camp trước, tiêu tiền của Facebook. Sau đến đến ngưỡng thanh toàn của tài khoản thì Facebook sẽ tự động trừ vào thẻ thanh toán Visa.

Phân loại theo giới hạn thanh toán (ngưỡng thanh toán )

Ngưỡng thanh toán của Facebook là yếu tố thể hiện khả năng tiêu tiền của tài khoản đó trong 1 ngày (24h). Những ngưỡng thanh toán của tài khoản Via Facebook phổ biến 25$ – 50$ – 250$ – 350$ – Nolimit.

Ngưỡng thanh toán của Facebook được anh em Ads thủ hay gọi là Limit ngày. Tài khoản Via Facebook hay tài khoản BM có Limit ngày càng cao giá trị càng lớn. Via Facebook có ngưỡng thanh toán Nolimit nghĩa là một ngày tài khoản có thể chi tiêu không giới hạn tiền. Những tài khoản này thường có giá trị cực cao và được săn lùng rất nhiều trên thị trường.

Phân loại theo lỗi vô hiệu hoá tài khoản Via Facebook

Vốn dĩ tài khoản Via là tài khoản Facebook của người khác do mình mua lại nên nếu không được “nuôi” một cách kĩ càng Via có thể bị vô hiệu hoá bất cứ lúc nào. Hoặc đơn giản bạn chạy quảng cáo những ngành hàng không được Facebook chấp thuận ( Vi phạm chính sách – Vpcs) thì tài khoản Via cũng có thể ra đi.

Một số lỗi vô hiệu hoá tài khoản Via Facebook cơ bản

Đây cũng là thuật ngữ mà anh em Ads thủ hay dùng. Anh em đang dấn thân trở thành Ads thủ thì nên tìm hiểu nhé. Ngoài việc biết về cách gọi, những lỗi này khi kháng được sẽ làm tăng giá trị Via. Chúng sẽ giúp bạn giao dịch Via chuẩn xác hơn. Mình sẽ có một bài viết riêng về những lỗi vô hiệu hoá này và cách hạn chế khi sử dụng.

1. Lỗi Xác minh danh tính (Xmdt)

2. Lỗi 273 – 902 – 956 – 282 – 792. Những lỗi nãy là cách gọi xuất phát từ Link kháng lỗi. Để dễ hiểu cùng nhìn ảnh minh hoạ nhé.

Link kháng 273 là Link . Thì ta có thể thấy đuôi link có số 273 chính là thể hiện lỗi kháng. Tương tự các lỗi khác cũng vậy.

 

Exit mobile version