Định vị thương hiệu (Brand Positioning) là gì?
Là vị trí mà cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trong nhận thức của khách hàng, nó giúp thương hiệu khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Được thực thi bằng chiến lược tiếp thị giúp thương hiệu tạo nên sự khác biệt.
Lợi ích
– Tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ
– Khai thác đúng tâm lý, nhu cầu của khách hàng
– Nâng cao năng lực và lợi thế kinh doanh
– Tăng độ phủ thương hiệu
Yếu tố ảnh hưởng tới định vị
Giá trị mà khách hàng nhận được: Ví dụ: Bạn tập trung các sản phẩm cao cấp, chất lượng tốt, giao hàng nhanh…
Đáp ứng nhu cầu thị trường: Thông điệp định vị phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng
Khác biệt so với đối thủ: Thông điệp không trùng với bất kỳ đổi thủ nào trển thị trường
Khách hàng cảm nhận được giá trị: Đầu tiên thông điệp phải giúp khách hàng hiểu được giá trị, nếu không điều đó là vô nghĩa.
Bắt đầu định vị thương hiệu từ đâu và như thế nào?
Xác định vị trí thương hiệu hiện tại của bạn
Cũng gần giống như khởi nghiệp kinh doanh, để có một thương hiệu tốt bạn phải chuẩn bị một chiến lược đầy đủ, cụ thể.
Và để bắt đầu liệt kê những đặc điểm thương hiệu bạn phải hiểu rõ và xác định được vị trí thương hiệu hiện tại của bạn.
Xác định đối thủ cạnh tranh là ai ? Phân tích đối thủ
Sau khi đã phân tích chính bản thân thì bước tiếp theo cũng không kém phần quan trọng. Đó chính là phân tích bên phía đối thủ cạnh tranh của bạn.
Bạn cần phải nghiên cứu xem đối thủ của bạn có những điểm mạnh và điểm yếu nào ? Nghiên cứu đó sẽ giúp bạn quyết định những gì bạn có thể làm và sẽ làm tốt hơn đối thủ để có nhiều lợi thế hơn trong kinh doanh.
Làm cho thương hiệu của bạn trở nên độc đáo hơn hết
Xây dựng hình ảnh thương hiệu độc đáo để xác định những gì làm cho bạn khác biệt và những điều tốt nhất cho chính doanh nghiệp của bạn.
Tuyên bố định vị thương hiệu của bạn
Sau khi bạn đã thực hiện hoàn thành các bước trên thì tiếp theo bạn sẽ sẵn sàng để tạo một tuyên bố định vị thương hiệu của doanh nghiệp của bạn.
Triển khai hoạt động tuyên bố định vị
Bạn đã hoàn thành việc tạo ra một định vị thương hiệu. Và bước cuối cùng vô cùng đơn giản đó chính là đưa nó vào sử dụng.
Quy trình xây dựng chiến lược
Bước 1: Xác định cách thương hiệu tự định vị
Chính xác, cách thương hiệu tự định vị chính mình ở thời điểm hiện tại là insight quan trọng hàng đầu quyết định cho các bước tiếp theo. Bạn cần thấu hiểu rõ định vị hiện tại của mình để tiến tới phân tích đối thủ cạnh tranh.
Bước 2: Xác định các đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Sau khi đã thấu hiểu bản thân, giờ là giai đoạn phân tích đối thủ cạnh tranh của thương hiệu, thông qua các hoạt động nghiên cứu thị trường. Những thông số thu về sẽ giúp xác định các chiến lược, mục tiêu và hành động cụ thể của doanh nghiệp.
Bước 3: Thấu hiểu các định vị của đối thủ
Sau khi đã xác định rõ các đối thủ cạnh tranh, bây giờ bạn cần thực hiện các công đoạn nghiên cứu kỹ hơn. Bạn cần phân tích cách đối thủ định vị thương hiệu trên thị trường. Bao gồm:
- Sản phẩm và dịch vụ đối thủ đang cung cấp.
- Điểm yếu và điểm mạnh của đối thủ.
- Chiến lược Marketing nào họ đang thực hiện thành công?
- Định vị hiện tại của họ trên thị trường
Bước 4: Xây dựng các điểm nổi bật của thương hiệu
Xây dựng một thương hiệu chính là việc xác định các điểm khác biệt và nổi bật của thương hiệu so với đối thủ.
Điều quan trọng, là hãy biến điểm yếu của đối thủ mà bạn đã nắm rõ ở phía trên thành điểm mạnh của thương hiệu mình. Đây là lúc mà điểm khác biệt của bạn sẽ lên tiếng.
Bước 5: Xây dựng tuyên ngôn về định vị
Có 4 câu hỏi cần trả lời trước khi xây dựng tuyên ngôn về định vị:
- Đối tượng – chân dung khách hàng là ai?
- Danh mục sản phẩm và dịch vụ là gì?
- Lợi ích lớn nhất mà sản phẩm và dịch vụ của bạn đem lại?
- Bằng chứng về những lợi ích đó
Bước 6: Kiểm tra hiệu quả
Cuối cùng, hãy dành một khoảng thời gian nhất định để kiểm tra lại định vị của thương hiệu. Có thể trong giai đoạn đầu nó chưa đem lại hiệu quả ngay lập tức, nhưng qua quá trình phát triển, nếu làm đúng, định vị này sẽ giúp thương hiệu tiến xa hơn.
9 chiến lược định vị
Dựa vào chất lượng
Định vị dựa vào giá trị
Dựa vào tính năng
Vào mối quan hệ
Định vị dựa vào mong ước
Dựa vào vấn đề / giải pháp
Định vị dựa vào đối thủ
Vào cảm xúc
Định vị dựa trên công dụng