Dù là một tập đoàn đa quốc gia hay một công ty vừa mới thành lập cũng đều cần một chiến lược marketing chi tiết và hiệu quả. Hãy lưu ý những điều sau đây để không đi sai hướng hoặc vạch ra các kế hoạch tiếp thị thiếu khả thi.
1. Chú trọng vào content marketing (tiếp thị nội dung)
Nguyên tắc của tiếp thị truyền thống là đánh cắp sự chú ý của người dùng trong một khoảng thời gian ngắn. Đó có thể là một đoạn quảng cáo 30 giây; một banner hay chỉ một câu slogan. Dù xuất hiện rất ngắn nhưng chúng lại chứa nội dung vô cùng ấn tượng, khiến người dùng không thể không chú ý; để rồi bị dẫn dắt tới khâu mua hàng.
Vấn đề ở đây là: để tiếp thị thành công, đôi khi bạn phải nói quá về chất lượng sản phẩm trong quảng cáo. Và nếu như chất lượng thật sự của bạn không đạt được như vậy; khách hàng sẽ cảm thấy bị lừa gạt và tổn thương. Sau đó, họ sẽ có ác cảm, sẽ không bao giờ mua hàng của bạn nữa.
Quá trình đưa ra quyết định mua hàng của hầu hết chúng ta bao gồm tới 5 bước:
5 bước ra quyết định mua hàng
Có thể thấy trong hầu hết các trường hợp, người dùng không chỉ mua ngay những thứ phù hợp với nhu cầu của mình. Họ suy tính rất kỹ lưỡng, về nhu cầu thực sự, về các lựa chọn thay thế, thậm chí là xem xét các đánh giá sau khi mua hàng của người khác.
Vậy nên tiếp thị truyền thống – vốn chỉ đưa ra giải pháp cho giai đoạn suy tính thứ nhất trong quá trình mua hàng – thường không đạt hiệu quả như mong muốn.
Vì vậy, tiếp thị nội dung ra đời như là một hệ quả tất yếu. Khác hẳn phương pháp truyền thống, tiếp thị nội dung cố gắng thu hút sự chú ý hay sự tò mò, hiếu kỳ của người dùng. Thay vào đó, các nhà tiếp thị sẽ cung cấp các nội dung có thể “sử dụng được” và có tác động trực tiếp tới đời sống người tiêu dùng.
Ví dụ: khi tiếp thị mỹ phẩm, bạn sẽ phải cung cấp các bài viết hoặc video hướng dẫn sử dụng như: cách trang điểm bằng son môi tiện lợi, cách trang điểm nhanh cho dân văn phòng bận rộn, cách chọn loại mỹ phẩm phù hợp với da, .v.v…
Những thông tin này thực sự có giá trị hơn lời hứa suông rằng “bạn sẽ đẹp hơn” hay “đàn ông nhìn vào là thích”. Khi am hiểu hơn về sản phẩm và cách sử dụng, khách hàng sẽ cảm thấy hiệu quả rõ rệt hơn. Nhờ vậy mà họ cũng tin tưởng bạn hơn, trở thành khách hàng trung thành với thương hiệu của bạn.
Khi tiếp thị nội dung; bạn phải chấp nhận hy sinh một lượng truy cập không nhỏ do không khiêu khích sự tò mò của người dùng. Đổi lại, bạn sẽ có được một tỷ lệ chuyển đổi cao hơn trên từng khách hàng bởi họ sẽ sẵn sàng chi trả cho những giá trị thực sự bổ ích.
Nói tóm lại, mục đích của tiếp thị truyền thống là làm một cái móc câu “những con cá” hiếu kỳ. Còn tiếp thị nội dung mong muốn trở thành một “chuyên gia” đáng tin tưởng; một người bạn đồng hành trung thực và chân thành với khách hàng. Khi tiếp thị nội dung bạn sẽ xây dựng được một mối quan hệ bền vững, biến đổi người dùng thông thường thành khách hàng thân thiết và trung thành.
2. Nhận định đối tượng khách hàng tiềm năng
Khoanh vùng đối tượng tiềm năng là kỹ năng cốt lõi của bất kỳ nhà tiếp thị nào. Dù doanh nghiệp lớn hay nhỏ; dù ngân sách khổng lồ hay ọp ẹp, chẳng ai muốn thua lỗ cả. Nhưng bạn sẽ lỗ nặng khi quảng cáo sản phẩm và dịch vụ cho những người không cần chúng. Bạn cần tìm cho ra những ai đang cần mua sản phẩm của bạn để đạt lợi nhuận tối đa.
Ngày nay, mạng xã hội là công cụ hiệu quả nhất để khoanh vùng đối tượng tiềm năng. Bạn có thể tạo khảo sát để thăm dò nhu cầu của từng người; có thể chạy quảng cáo dựa trên cơ sở dữ liệu người dùng có sẵn của mạng xã hội… Ngoài ra còn có các dịch vụ cung cấp dữ liệu người dùng một cách chi tiết; phân loại theo vùng miền, sở thích, tính cách… với giá cả rất phải chăng.
3. Hướng dẫn khách hàng
Người dùng của bạn được chia thành 2 loại: lead và customer. Lead là những người đã bị thuyết phục bởi chiến dịch marketing của bạn và lần đầu tiên tìm đến thương hiệu. Còn customer là những người đã thực sự mua hàng hay sử dụng dịch vụ do bạn cung cấp. Kể cả những ai đã ghé thăm website hoặc bước vào cửa hàng nhưng không mua hàng thì cũng không được gọi là customer; vì họ không tạo ra lợi nhuận cho bạn.
Hướng dẫn khách hàng, hay còn gọi là “giáo dục khách hàng” (education/nurturing), là quá trình quyết định giúp chuyển đổi lead thành customer. Cụ thể quá trình này sẽ cung cấp những nội dung liên quan một cách hợp lý và lâu dài để thay đổi nhận thức và thói quen của người tiêu dùng. Từ đó, bạn giúp họ nhận ra lợi ích của sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp, khiến họ đi đến quyết định mua hàng.
Để làm được điều này; bạn cần xem xét các báo cáo hoạt động kinh doanh để nhận biết yếu tố nào khiến người dùng mua hàng của bạn. Kết hợp với việc tiếp thị nội dung nói trên; bạn sẽ cung cấp các thông tin xoay quanh những khía cạnh đó.
4. Hoạch định ngân sách
Ngân sách sẽ quyết định quy mô chiến dịch marketing. Ngân sách càng lớn thì cách tiếp cận khách hàng càng nhiều và hiệu quả càng cao. Tuy nhiên, đối với một doanh nghiệp vừa mới bắt đầu; số tiền dành cho các hoạt động sản xuất và phân phối của công ty sẽ quan trọng hơn.
Vì vậy, bạn cần hoạch định ngân sách một cách chính xác để việc marketing đạt hiệu quả; mà vẫn không ảnh hưởng đến các khía cạnh khác của công ty.
Bạn nên tính toán ngân sách dựa trên mục tiêu; của chiến dịch marketing và trạng thái tăng trưởng của công ty. Một công ty thông thường sẽ ở một trong hai trạng thái: phát triển và ổn định.
Khi công ty đang phát triển; bạn sẽ muốn một mức độ tăng trưởng lớn, lợi nhuận cao để thu hút các nhà đầu tư. Ngược lại, trong giai đoạn ổn định; bạn sẽ muốn một mức độ tăng trưởng không quá cao nhưng đều đặn; để tập trung thắt chặt mối quan hệ với khách hàng thân thiết và các kế hoạch phát triển lâu dài. Chiến lược marketing vì thế cũng phải điều chỉnh về quy mô và mục tiêu theo 2 loại hình phát triển trên.
Ngoài ra, bạn cũng nên ước lượng trước chi phí phải bỏ ra cho các phương pháp tiếp cận khách hàng mong muốn. Có một vài phương pháp có độ lan tỏa cao nhưng chi phí lại vô cùng đắt đỏ.
5. Nâng cấp website
Dù bạn đang điều hành một shop bán hàng onl hay không thì cũng nên chăm chút cho website của mình. Trong thời đại số, website là đại diện vô cùng quan trọng cho doanh nghiệp. Người dùng sẽ đánh giá thương hiệu thông qua sự chuyên nghiệp; chất lượng của website. Nếu có giải pháp marketing tốt, thu hút được nhiều người xem; nhưng nếu website bạn không tốt, ai vào cũng thấy ngán rồi bỏ đi thì bạn cũng không đạt được hiệu quả mong muốn.
Bạn có thể nâng cao hiệu suất hoạt động của website để có thể tải nhanh hơn; cũng như hoạt động ổn định vào những giờ cao điểm. Những việc có thể làm là nâng cấp hosting và máy chủ, tối ưu hóa tốc độ tải trang; thậm chí là thuê hẳn một đội ngũ chuyên viên thiết kế website để bảo trì hệ thống. Không những vậy, bạn cũng nên chuyển sang sử dụng các giao thức kết nối bảo mật; các công nghệ chống can thiệp cao cấp để đảm bảo an toàn cho website và cả người tiêu dùng.
Ngoài ra, trong thời đại công nghệ; nền tảng di động sẽ chiếm lĩnh thị trường. Khách hàng truy cập website của bạn hầu hết sẽ thông qua các thiết bị di động như smartphone và tablet. Vì thế, bạn nên cải thiện trải nghiệm website trên di động; để phục vụ khách hàng tốt hơn.
6. Nhận biết được xu hướng marketing
Trong lĩnh vực marketing thì sự mới lạ là một yếu tố quan trọng. Ai có thể phát hiện ra cách thức tiếp cận khách hàng mới nhất và xuất hiện trên kênh marketing; đó sớm nhất sẽ được người dùng nhớ đến nhiều nhất. Hơn nữa; vì xu hướng mới ít người biết nên độ cạnh tranh cũng thấp hơn và chi phí bỏ ra cũng ít hơn hẳn.
Ai cũng dùng hình ảnh để thu hút người xem; vậy sử dụng video thì sao? Thay vì gửi email để tiếp thị, sao ta không sử dụng chatbot để chủ động tiếp cận người dùng?
Đó là 2 ví dụ cho các xu hướng marketing mới lạ đã; và đang được khai thác mà những ai là người phát hiện và áp dụng. Cho nên, nếu có thể nhận biết được các xu hướng tiếp thị mới nổi mà hiệu quả; bạn có thể nhanh chóng thích nghi và thu về lợi nhuận lớn nhất.