Google Sandbox là một thuật ngữ khá quan trọng trong SEO, song lại ít được biết đến, nhất là đối với những SEOer vừa mới bắt đầu và chưa có nhiều kinh nghiệm. Trong khi đó, tình trạng website bị rơi vào Sandbox lại khá phổ biến, đặc biệt các website mới thành lập có nội dung sao chép quá nhiều.
Website bị dính vào Google Sandbox sẽ bị sự “quản chế” và không được xếp hạng tốt trong trang tìm kiếm.
Mục đích của Google Sandbox
Hướng đến lợi ích người dùng
Google rất chú trọng người dùng; vì vậy Google Sandbox được tạo ra giúp người dùng có được kết quả tìm kiếm tốt nhất, loại bỏ khả năng những website kém chất lượng nhưng lại có thứ hạng cao nhờ vào các thủ thuật SEO quá đà.
Những chiêu trò bị liệt kê là spam như: đặt quá nhiều các backlink liên kết trong và ngoài website; spam keyword trên trang…
Loại bỏ các website kém chất lượng hay spam
Ưu điểm của Google so với các công cụ tìm kiếm khác như Yahoo hay Bing… là tốc độ index khá nhanh; tuy nhiên điều này đã tạo cơ hội cho một số SEOer mũ đen lợi dụng tạo ra nhiều liên kết spam trỏ về website; nhằm để website có được một thứ hạng cao trong bảng xếp hạng tìm kiếm – điều này lại trở thành nhược điểm của Google.
Tuy nhiên, sẽ không công bằng nếu phạt các website được cho là spam; bằng cách cấm index vĩnh viễn hay không được xếp hạng nếu website đó vô tình bị đối thủ chơi xấu. Vì thế, việc tạo ra Google Sandbox nhằm theo dõi website để đưa ra quyết định và hình thức phạt hợp lí hơn.
Google Sandbox không phải là một hình thức phạt vĩnh viễn của Google; đây được xem là một cơ hội cho các website hoàn thiện lại nội dung cũng như chất lượng website; có lợi cho người dùng đồng thời đáp ứng được các tiêu chí của Google.
Nhưng nếu website của bạn không biết “quay đầu là bờ”; thì rất có thể sẽ bị Google Sandbox phạt vĩnh viễn.
Làm sao để biết website bị Google Sandbox?
Dưới đây là các cách cơ bản nhất để biết được website của bạn đang trong tình trạng thế nào, có bị Google Sandbox hay không.
Sử dụng các công cụ tìm kiếm khác ngoài Google
Nếu bạn thấy website của mình có thứ hạng cao trong các công cụ tìm kiếm khác như Yahoo Search hoặc Bing Search; trong khi Google thì không tìm thấy thứ hạng hoặc nằm tận hạng 300 trở lên; điều này chứng tỏ website của bạn đã bị Google Sandbox.
3.2. Sử dụng công cụ Google Search Console
Để kiểm tra website có bị theo dõi bởi Google Stanbox hay không; bạn truy cập vào công cụ Google Search Console.
Trong mục “Security & Manual Action” bạn chọn “ Manual Action”; – đây là nơi Google thông báo về tất tần tật các hình phạt khiến website không thể xuất hiện trên kết quả tìm kiếm và nguyên nhân kèm theo.
Ví dụ: Kết quả kiểm tra bên dưới cho thấy website không bị dính hình phạt của Google Sandbox.
Tuy nhiên, trong trường hợp bạn không thấy lỗi trong mục này nhưng website vẫn không có thứ hạng; có nghĩa là website đã bị dính thuật toán như Panda hay Penguin của Google.